I. Các triệu chứng thường gặp sau nâng mũi
- Ngày đầu tiên sau khi nâng mũi bạn sẽ cảm thấy đau nhức, sưng nề và có thể xuất hiện bầm tím khu vực quanh mũi, mắt nếu cơ địa dữ.
- Thở bằng mũi khó khăn
- Tăng tiết dịch mũi họng ở mức độ nhẹ
- Đây là hiện tượng bình thường và sẽ giảm dần từ 3-5 ngày tiếp theo nên bạn không nên lo lắng quá nhiều. Tuy nhiên nếu tình trạng sưng kéo dài không suy giảm, có biểu hiện tụ máu, bầm tím bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra, theo dõi và tìm phương pháp khắc phục. Tránh trường hợp để vết thương bị nhiễm trùng, biến chứng do kỹ thuật mổ của người thực hiện gặp sai sót hoặc cách chăm sóc sau nâng mũicủa bạn không đảm bảo.
II. Tham khảo cách chăm sóc sau nâng mũi khoa học
1/ Sau khi nâng mũi nên làm gì và không nên làm gì?
– Đặt túi chườm lạnh (không ướt) hoặc bạn có thể chườm bằng đá (bọc bằng khăn sạch) lên mũi thường xuyên trong vòng 2 ngày đầu để giảm sưng, giảm đau nhức và chống tụ máu.
– Sau 1 tuần, bạn nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ, massage mặt để máu lưu thông tốt hơn. Tuy nhiên, nên tránh những môn thể thao hoạt động mạnh gây ảnh hưởng đến mũi.
– Nên giữ nguyên nẹp để đảm bảo dáng mũi, tránh tình trạng sống mũi bị lệch hay xê dịch.
Nên sử dụng túi chườm để đảm bảo vệ sinh
– Không nên cúi người xuống thấp hoặc dồn lực lên cơ mặt trong 5 ngày đầu tiên sau khi nâng mũi.
– Không nên sờ nắn, động chạm và tránh va chạm mạnh vào vùng mũi .
– Không làm ướt vết thương và lưu ý rửa và thay băng thường xuyên để chống viêm nhiễm.
– Không nên hỉ mũi hay hít thở mạnh bằng mũi khi bạn cảm thấy nghẹt mũi để tránh làm hở vết thương.
– Trong ít nhất 1 tháng đầu, bạn cũng không nên đeo kính bởi áp lực từ sức nặng của kính sẽ ảnh hưởng đến form mũi hoặc làm lệch sóng.
-
2/ Chăm sóc sau nâng mũi – Cách vệ sinh mũi như thế nào mới là đúng?
Đối với những bạn không thể tự vệ sinh mũi cho mình được thì có thể đến tái khám tại bệnh viện để y tá rửa vết thương và thay băng. Còn nếu chăm sóc sau nâng mũi tại nhà, bạn có thể thực hiện như sau:
Sử dụng nước muối sinh lý và Betadine để vệ sinh mũi hàng ngày
Sử dụng nước muối sinh lý Nacl (0,9%) hoặc Betadine và bông y tế để vệ sinh vùng mũi. Tuyệt đối không được dùng khăn mặt và nước lạnh tránh tình trạng mũi bị nhiễm trùng lâu lành. Nên dùng bông thấm dung dịch sát khuẩn và lau nhẹ nhàng lên vết thương. Không nên sử dụng các loại dung dịch sát trùng quá mạnh.
Sau khi cắt chỉ, mũi sẽ đỡ sưng hơn, lúc này vẫn cần được vệ sinh và chăm sóc đúng cách nhưng không còn quá khó khăn như trước nữa.
3/ Nâng mũi sau bao lâu thì được rửa mặt như bình thường?
7 ngày sau nâng mũi bạn không nên để vết thương vùng mũi dính nước, còn các vị trí khác vẫn có thể sử dụng khăn mặt vệ sinh như bình thường.
>>Xem thêm: Nâng mũi sau bao lâu được rửa mặt? Hướng dẫn rửa mặt đúng cách và tác hại khi chăm sóc sai cách
4/ Đeo kính có ảnh hưởng gì đến sống mũi không?
Bạn nên kiêng đeo kính tối thiểu trong 7 ngày đầu sau nâng mũi
Rất nhiều người lo lắng sau khi nâng mũi, chất liệu sụn khi mới được đưa vào trong khoang mũi chưa ổn định nên việc đeo kính sẽ làm tác động đến sống mũi. Các chuyên gia khuyên bạn thời gian đầu nên hạn chế đeo các loại kính có gọng, mắt kính nặng tối thiểu trong 7 ngày đầu tiên. Thay vào đó bạn hãy sử dụng các loại lens cận để thay thế cho kính. Đây cũng được cho là 1 trong những cách chăm sóc sau nâng mũi bạn cần quan tâm.
-
5/ Nâng mũi sau bao lâu được make up?
Theo các chuyên gia, sau phẫu thuật nâng mũi 1 tháng thì bạn có thể trang điểm. Tuy nhiên, nếu do tính chất công việc thì bạn có thể trang điểm nhẹ nhàng, không nên lạm dụng mỹ phẩm quá nhiều.
Sau nâng mũi bao lâu thì được trang điểm?
Thời điểm vừa phẫu thuật nâng mũi xong, khi đó vết mổ chưa thực sự lành. Nếu trang điểm khiến vết mổ dính phải hóa chất có trong mỹ phẩm thì nguy cơ nhiễm trùng sẽ rất cao. Có nhiều người nghĩ rằng việc sử dụng mỹ phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên sẽ không ảnh hưởng. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của bác sĩ, để đạt được kết quả tốt nhất, bạn hãy kiên nhẫn không sử dụng các loại mỹ phẩm trong vòng 2 tuần đầu tiên.
III. Nâng mũi kiêng ăn bao lâu những thực phẩm gây sẹo?
Chế độ dinh dưỡng cũng là một vấn đề mà các bạn cần quan tâm bởi việc ăn uống cũng gián tiếp quyết định đến thời gian phục hồi của mũi và ảnh hưởng tới mức độ sưng tấy sau phẫu thuật.
♦ Sau khi nâng mũi nên ăn gì?
Nên bổ sung Vitamin C bằng cách uống nước ép cam
Những thực phẩm chứa vitamin C sẽ giúp vết thương sau phẫu thuật nhanh lành hơn. Bạn nên uống nước ép cam, bưởi, dứa,… trong 1 tuần đầu. Thời gian này, bạn cũng phải uống một lượng lớn thuốc kháng sinh nên những vitamin đó cũng sẽ giúp hạn chế việc mọc mụn, nóng trong.
Thịt heo nạc, sản phẩm từ sữa và rau củ quả giàu chất xơ là những thực phẩm bạn cầm bổ sung vào chế độ dinh dưỡng.
-
♦ Sửa mũi kiêng những loại thực phẩm nào?
Các bác sĩ khuyên bạn nên tránh những thực phẩm gây sẹo lồi như rau muống, thịt bò,… bởi trong đó đều chứa những thành phần không có lợi cho quá trình lành vết thương. Còn rau ngót và rau dền sẽ làm cho vết thương lâu lành. Vì vậy, làm mũi kiêng ăn gì thì bạn nên ghi nhớ ngay 3 loại rau này nhé.
Các loại thực phẩm như đồ nếp, thịt gà sẽ khiến vết thương đau nhức, ngứa và mưng mủ nên bạn cần kiêng ít nhất 15 ngày.
Một số loại gia vị như ớt, hạt tiêu, đồ cay nóng nói chung bạn cũng nên hạn chế bởi mùi của chúng thường khiến mũi dị ứng và hắt xì hơi liên tục, không tốt cho mũi.
- Để rút ngắn tối đa khoảng thời gian hồi phục, bạn hãy thực hiện đúng những hướng dẫn về cách chăm sóc sau nâng mũi trên để sớm sở hữu dáng mũi đẹp như mong muốn.